Nhật Bản Giữa Thế Kỉ XIX – Đầu Thế Kỉ XX
Câu Hỏi Thảo Luận
Câu hỏi trang 67: Trình bày nội dung và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị.
Trả lời:
– Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị:
– Về chính trị :
+ Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
+ Ban hành Hiến pháp 1889.
– Về kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.
+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.
– Về giáo dục:
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
+ Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy…
+ Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây …
– Về quân sự:
+ Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.
+ Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.
+ Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
– Kết quả: Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
Câu hỏi trang 69: Vì sao kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh?
Trả lời:
– Do những thành quả của Duy tân Minh Trị đem lại.
– Nhờ số tiền bồi thường sau cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895),và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc.
– Nhật Bản đẩy mạnh công nghiệp hóa.
Câu hỏi trang 69 : Dựa vào lược đồ (SGK, trang 68), trình bày sự mở rộng thuộc địa của đế quốc Nhật.
Trả lời:
– Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng. Chiến tranh Nga – Nhật (1904 -1905) kết thúc với sự thất bại của đế quốc Nga.
– Nhật chiếm bán đảo Liêu Đông, phía nam đảo Xa-kha-lin, Đài Loan và cảng Lữ Thuận của Trung Quốc.
– Năm 1914 Nhật Bản đã dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông.
Câu hỏi trang 69: Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản vào đầu thế kỉ XX?
Trả lời:
– Các cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản vào đầu thế kỉ XX.
+ Diễn ra mạnh mẽ, nhiều cuộc đấu tranh nổ ra, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
+ Đấu tranh có tổ chức.
Câu Hỏi Và Bài Tập ( Giải Lịch Sử 8 Bài 12)
Bài 1 trang 69: Nêu nội dung và ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị 1868.
Trả lời:
* Nội dung cải cách Minh Trị:
– Về chính trị:
+ Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
+ Ban hành Hiến pháp 1889.
– Về kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.
+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.
– Về giáo dục:
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
+ Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy…
+ Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây …
– Về quân sự:
+ Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.
+ Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.
+ Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
* Ý nghĩa:
– Giúp Nhật thoát khỏi nguy cơ bị các nước tư bản phương Tây xâm lược
– Đưa Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Bài 2 trang 69: Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc?
Trả lời:
– Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong sản xuất, thương nghiệp và ngân hàng.
– Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mit-xtri, Mit-su-bi-si… giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của Nhật Bản.
– Sang đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đẩy mạnh chính sách xâm lược, bành trướng thuộc địa.
Bài viết liên quan: