Soạn Bài Phò Giá Về Kinh

Soạn Văn 7 siêu ngắn: Phò giá về kinh do Trần Quang Khải sáng tác được lời giải hay tổng hợp và giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo để hiểu rõ về khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc và để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

SOẠN VĂN 7 SIÊU NGẮN

Dưới đây là nội dung và phần câu hỏi trả lời bài Phò Giá Về Kinh mời quý thầy cô, học sinh và các bậc phụ huynh cùng kham khảo.

Nội Dung Bài Thơ Phò Giá Về Kinh

Phiên âm:

Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.

Dịch nghĩa:

Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương,
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử.
Thái bình rồi nên dốc hết sức lực,
Muôn đời vẫn có non sông này.

Dịch thơ:

Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu

(Trần Trọng Kim dịch)

Đọc – Hiểu Văn Bản

Câu 1 (Trang 68 Soạn Văn 7 Siêu Ngắn Tập 1)

Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư (bản phiên âm chữ Hán) về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

Trả lời:

Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật:

Gồm 4 câu, mỗi câu 5 tiếng

Hiệp vần cuối các dòng 2, 4 (vần an, thanh bằng).

Câu 2 Trang 68 Ngữ Văn 7 Tập 1

Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ. 

Trả lời:

– Hai câu thơ đầu là nhắc lại hai chiến thắng vang dội của quân và dân ta đời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.  Lời thơ ngắn gọn, ý dồn nén, súc tích. Mỗi trận thắng chỉ nêu một chiến công nổi bật: Trận Chương Dương thu được nhiều vũ khí của giặc, trận Hàm Tử bắt được nhiều tù binh.

– Hai câu sau: tỏ lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.

– Nhận xét cách biểu và biểu cảm của bài thơ: Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ đã nói lên đúng cái không khí sục sôi chiến thắng và cái khát vọng thái bình của nhân dân ta thời đại nhà Trần.

Xem thêm: Soạn bài mưa lớp 6

Câu 3 Trang 68 Ngữ Văn 7 Tập 1

Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và Sông núi nước Nam có gì giống nhau?

Trả lời:

Điểm giống và khác ở cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và Sông núi nước Nam:

Điểm giống:

Thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

Điểm khác: Thể thơ

Luyện tập

Theo em, cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng gì trong việc thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần?

Trả lời:

Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng trong thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần:

– Bằng cách nói giản dị và súc tích, tác giả đã cho ta thấy được 2 vấn đề quan trọng của đất nước: thành quả thời kì chiến tranh và khi đất nước trở lại thái bình.

– Bài thơ đã thể hiện được hào khí Đông A (nhà Trần): đây là một trong những đặc điểm tinh thần nổi bật của quân dân, tướng sĩ Đại Việt đầu đời Trần – đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và khí thế quyết tâm mãnh liệt của nhân dân ta.

Chúc các bạn học và thi tốt!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *