Soạn Bài Mưa Lớp 6

Soạn Bài Mưa Lớp 6

Soạn bài Mưa lớp 6 tập 2, với nội dung bài soạn ngắn và chi tiết, bám sát chương trình sách giáo khoa để bạn học kham khảo và chuẩn bị cho bài giảng trên lớp.

SOẠN BÀI MƯA LỚP 6

Dưới đây là tổng hợp nội dung của bài soạn mưa lớp 6 do lời giải hay biên soạn để học sinh cùng kham khảo.

Soạn Bài Mưa (Trần Đăng Khoa)

Tác giả: Trần Đăng Khoa (1958).

Nhà thơ Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, nguyên quán: xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; hiện công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội.

Tác phẩm đã xuất bản: Từ góc sân nhà em (thơ, 1968); Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968); Thơ Trần Đăng Khoa (tập I, 1970); Em kể chuyện này (thơ, 1971); Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974); Trường ca trừng phạt (thơ, 1973); Trường ca dông bão (thơ, 1983); Thơ Trần Đăng Khoa (tập II, 1983); Bên cửa sổ máy bay (thơ, 1986); Chân dung và đối thoại (tiểu luận, 1999); Đảo chìm (truyện và kí, 1999),…

Nhà thơ đã được nhận: Giải thưởng thơ báo Thiếu niên Tiền phong (1968-1969-1971); Giải A cuộc thi thơ báo Văn nghệ (1981-1982); Giải thưởng Nhà nước năm 2001 với các tác phẩm: Thơ

– Viết về những cảnh vật và con người bình dị ,gần gũi với làng quê.

Tác phẩm: Sáng tác 1967 khi tác giả mới 9 tuổi. Là một cây bút thiếu nhi rất nổi tiếng.

Xem thêm:

Giải vở bài tập sinh học 6

Phần I – Đọc Hiểu Bài Mưa

Câu 1 :

– Bài thơ miêu tả cơn mưa mùa hạ vùng đồng bằng Bắc Bộ.

– Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu → đầu tròn trọc lóc.

→ Quang cảnh lúc sắp mưa.

+ Phần 2: tiếp theo → cây lá hả hê.

→ Cảnh trong lúc mưa.

+ Còn lại: Hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.

Câu 2 :

– Thể thơ tự do với những câu thơ ngắn từ 1 – 4 chữ, nhịp điệu nhanh, dồn dập của cơn mưa rào mùa hè.

Câu 3 :

Cây cối/ loài vật Trước cơn mưa Trong cơn mưa
Cây mía
Cỏ gà
Bụi tre
Hàng bưởi
Cây dừa
Ngọn mùng tơi
múa gươm
rung tai nghe
gỡ tóc
đu đưa bế con
sải tay bơi
nhảy múa
Cây lá hả hê
Mối
Gà con
Kiến
Cóc
Chó
bay cao, bay thấp
rối rít tìm nơi ẩn nấp
hành quân
Nhảy chồm chồm
sủa

Phép nhân hóa sử dụng miêu tả thiên nhiên: ngoài các từ miêu tả trong bảng còn có Ông trời/ Mặc áo giáp đen/ Ra trận; Sấm/ Ghé xuống sân/ Khanh khách/ Cười, … Làm cho sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, gần gũi, đa dạng như thế giới con người.

Câu 4: Hình ảnh con người ở đoạn cuối bài thơ.

– Hình ảnh: Người cha đi cày về hiện lên nổi bật với dáng vẻ lớn lao, vững vàng.

– Ẩn dụ khoa trương: đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa → tầm vóc lớn lao, hiên ngang sánh với thiên nhiên vũ trụ.

Xem thêm:

Giải bài tập tiếng anh lớp 9 unit 1

Giải sách bài tập công nghệ 7

Phần II – Luyện Tập (Soạn Bài Mưa Lớp 6)

Câu 1 :

Học thuộc thơ

Câu 2 :

Gợi ý:

Tả cơn mưa rào:

– Trời tiết nắng hạn vô cùng, đất trời như hừng hực lửa. Bỗng vài đám mây mù kéo đến làm âm u cả góc trời. Trời mưa.

– Những con chim bay nhanh vào những làn cây nhảy múa trong gió để trú ẩn.

– Gió rít ngào từng cơn

– Mưa dần nặng hạt, nước chẳng mấy chốc đang nâng cao đến ngang mặt đường, tràn vào sân nhà.

– Tia chớp lóe sáng, đùng phát nổ cả góc trời.

–  Cơn mưa chỉ trong chốc lát, nhưng mang lại mát mẻ trong cả ngày hè nóng bức.

Hy vọng những thông tin trên của lời giải online sẽ giúp các bạn học sinh soạn và ôn bài thật kĩ trước khi lên lớp, để cho tiết học Ngữ Văn lớp 6 diễn ra thật tốt.

Chúc các bạn học và thi thật tốt!

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *