Soạn bài Hoán Dụ lớp 6, Ngữ Văn 6 là bộ một môn quan trọng trong chương trình học trên lớp. Để có thể giải tốt thì đòi hỏi bạn học phải có kiến thức đầy cùng với sự nhạy bén về văn học. Biết được điều đó, lời giải hay xin giới thiệu tới bạn bộ bài soạn bài Hoán Dụ lớp 6 ngắn nhất, với lời giải rõ ràng giúp bạn dễ dàng chinh phục bộ môn này.
SOẠN BÀI HOÁN DỤ LỚP 6
Dưới đây là bài soạn bài Doán Dụ chi tiết, được chúng tôi tổng hợp để bạn học và phụ huynh cùng kham khảo.
Hoán Dụ Là Gì?
Câu 1 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
(Tố Hữu)
Các từ in đậm trong câu thơ biểu đạt ý:
- Áo nâu: chỉ người nông dân
- Áo xanh: chỉ người công nhân
- Nông thôn: chỉ nơi ở của nông dân .
- Thị Thành: chỉ nơi làm việc, sống của công nhân, quan chức, ….
Câu 2 (trang 82 SGK Soạn bài Hoán Dụ lớp 6):
Các từ này có mối quan hệ gần gũi với nhau:
Áo nâu và nông thôn: chỉ người nông dân vì màu nâu gắn với màu đất, người nông dân trước kia thường mặc quần áo màu nâu, họ sống ở nông thôn.
Áo xanh và thị thành: chỉ người công nhân vì màu xanh là đặc trưng của người công nhân, họ thường sống ở nơi thành thị nhiều nhà máy, khu công nghiệp.
Câu 3 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
– Làm cho câu văn ngắn gọn, tăng sức gợi hình, gợi cảm, đồng thời tạo sự hàm súc cho câu nhưng vẫn thể hiện đầy đủ tình cảm mà tác giả muốn truyền đạt.
Các Kiểu Hoán Dụ
Câu 1 (trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
- a) Bàn tay: một bộ phận của con người dùng để lao động, chỉ sức lao động => Bộ phận- toàn thể.
- b) Một, ba: Biểu thị số lượng cụ thể, một là số ít, ba là số nhiều, chỉ sự đoàn kết => Cụ thể -trừu tượng.
- c) Đổ máu: có thương tích, ở đây là chỉ chiến tranh sắp xảy ra => Dấu hiệu – sự vật.
Câu 2 (trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
Câu a: mối quan hệ giữa bộ phận với cái toàn thể
Câu b: mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.
Câu c: biểu thị quan hệ dấu hiệu của sự vật với sự vật.
Câu 3 (trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
Một số kiểu quan hệ tạo ra phép hoán dụ:
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Luyện Tập (Soạn Bài Hoán Dụ Lớp 6)
Câu 1 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
a) Làng xóm ta (chỉ người nông dân): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng.
b) Mười năm (chỉ thời gian ngắn hạn), trăm năm (chỉ thời gian kéo dài về sau): quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.
c) Áo chàm (chỉ người ở Việt Bắc): quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật.
d) Trái Đất (chỉ những người sống trên trái đất nói chung): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng.
Câu 2 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
– Giống nhau: Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.
– Khác nhau :
+ Ẩn dụ: Mối quan hệ tương đồng => không phải hiển nhiên.
Ví dụ: Người Cha mái tóc bạc. ( Ẩn dụ)
+ Hoán dụ: Mối quan hệ tương cận.
Ví dụ: Bác Hồ bảy mươi chín mùa xuân. (Hoán dụ)
Bài viết liên quan: