Sinh Học 9 Bài 45-46 Hướng Dẫn Giải Chi Tiết

Sinh Học 9 bài 45-46 Hướng dẫn thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật, lời giải online giới thiệu bạn đọc bộ lời giải hay nhất và nhắn gọn, bám sát chương trình sách giáo khoa để học tốt môn Sinh Học lớp 9.

BÀI 45-46: THỰC HÀNH : TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT

Bài thu hoạch

Tên bài thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

Họ và tên học sinh:

Lớp:

Kiến Thức Lí Thuyết (Sinh Học 9 Bài 45-46):

Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Đó là những môi trường nào? 

Lời giải:

Có 4 loại môi trường sống của sinh vật:

+ Môi trường nước.

+ Môi trường trong lòng đất

+ Môi trường trên mặt đất – không khí (môi trường trên cạn)

+ Môi trường sinh vật.

Hãy kể tên những nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống sinh vật? 

Lời giải:

Có hai nhóm nhân tố sinh thái:

  • Nhân tố sinh thái vô sinh (không sống): đất, nước, không khí, ánh sáng, khí hậu.
  • Nhân tố sinh thái hữu sinh (sống): gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác.

Lá cây ưa sáng mà em đã quan sát có những đặc điểm hình thái như thế nào? 

Lời giải:

Đặc điểm cây ưa sáng: Phiến lá dày và hẹp, có nhiều gân, lớp cutin dày (bề mặt lá cứng) có thể có lông bao phủ, có nhiều lớp tế bào mô giậu. Lá cây có màu xanh nhạt. Hạt lục lạp có kích thước nhỏ.

Lá cây ưa bóng mà em đã quan sát có những đặc điểm hình thái như thế nào? 

Lời giải:

Đặc điểm cây ưa bóng: Phiến lá mỏng, ít hoặc không có lớp tế bào mô giậu.

Lá cây có màu xanh sẫm, không có lớp cutin và lông bao phủ . Hạt lục lạp có kích thước lớn.

Các loài động vật mà em quan sát được thuộc nhóm động vật sống trong nước, ưa ẩm hay ưa khô? 

Lời giải:

Các loài động vật mà em quan sát được, có 1 số loài sống trong nước, 1 số loài ưa ẩm và 1 số loài ưa khô.

Kẻ Hai bảng Đã Làm Trong Giờ Thực Hành Vào Báo Cáo.

Bảng 45.1. Các loại sinh vật quan sát có trong địa điểm thực hành

Tên sinh vật Môi trường sống
Thực vật phong lan, tầm xuân Môi trường sinh vật
Hoa sen, súng, bèo. Môi trường nước
Cây mạ, cúc tần, khoai Môi trường đất – không khí
Chó, gà, mèo Môi trường đất – không khí
Giun đất, dế Môi trường trong lòng đất
Sán lá gan, sán dây Môi trường sinh vật
 Tôm,cá Môi trường nước
Nấm Nấm tai mèo Môi trường sinh vật
Địa y  Địa y Môi trường sinh vật

Bảng 45.2. Các đặc điểm hình thái của lá cây

STT Tên cây Nơi sống Đặc điểm của phiến lá Các đặc điểm này chứng tỏ lá cây quan sát là Những nhận xét khác (nếu có)
1 Cây chuối Trên cạn Phiến lá dài và to, lá màu xanh nhạt Lá cây ưa sáng
2 Cây sen Tên mặt nước Phiến lá to, dài và rộng, lá màu xanh thẫm Lá cây nổi trên mặt nước
3 Cây hoa súng  Trên mặt nước Phiến lá to rộng, lá màu xanh thẫm Lá cây nổi trên mặt nước
4 Cây phượng Trên cạn Phiến lá dài, nhỏ, hẹp Lá cây ưa sáng
5 Cây dương xỉ Trên nơi ẩm ướt Phiến lá nhỏ, hẹp xanh thẫm Lá cây ưa bóng
6 Cây nhãn Trên cạn Phiến lá dày, ngắn,kas xanh thẫm Lá cây ưa sáng
 7 Cây Bạch Đàn Trên cạn Thân cao, lá nhỏ xếp xiên, màu lá nhạt, cây mọc nơi quang đãng Ưa sáng
8 Thường xuân Kí sinh Là một loại dây leo, đốt thân có rễ. Lá xòe rộng có rãnh nứt, hình dáng lá khác nhau tùy theo từng chủng loại, có loại rãnh nhạt, có loại rãnh sâu, có loại vành nguyên, cũng có loại vành lá gợn sóng, phiến lá có mảng màu vàng hoặc màu trắng  Ưa bóng
9 Lưỡi Hổ ẩm ướt không có thân, cây mọng nước dày từ 1,3-2,5 cm, lá mọc từ rễ đứng thẳng hướng lên trời. Các phiến lá đơn giản, phẳng, dài từ 30-160 cm và rộng từ 2,5-8 cm. Lá thon nhỏ ở hai đầu, có màu xanh, viền vàng, sọc ngang màu trắng. Ưa bóng
10 Bằng lăng Trên cạn chiều cao trung bình từ 10- 15m, tán lá rậm, thông thường rụng lá vào mùa khô. Lá cây có chiều dài tới 20 cm Ưa sáng

Bảng 45.3. Môi trường sống của các động vật quan sát được

STT Tên động vật Môi trường sống Mô tả đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường sống
1 Chim cánh cụt Đới lạnh Có một bộ lông dày không thấm nước.
2 Giun đất Môi trường trong đất Hô hấp qua da, thân dài và phân đốt
3  Lạc đà Môi trường hoang mạc Bước có mỡ
4 Gấu trắng Đới lạnh Cơ thể to, bộ lông dày
5 Cá chép Môi trường nước Hô hấp qua mang và bơi bằng vây
6 Rùa sa mạc Môi trường sa mạc Có bộ bong bóng cơ chế kiểm soát và hấp thụ nước vô cùng khác biệt nhưng cũng thích hợp với môi trường khắc nghiệt này
7 Rắn Môi trường trên cạn Chân tiêu giản, da khô
8 Mực Môi trường nước Thân mềm, đầu có nhiều tua

Xem thêm: Giải vở bài tập sinh học 6

Nhận Xét Chung Của Em Về Môi Trường Đã Quan Sát 

Môi trường này đã đảm bảo tốt cho động và thực vật sinh sống

Qua bài thực hành: em đã tìm hiểu và phân loại được các loài thực vật dựa vào đặc điểm hình thái của chúng cũng như môi trường sống của một số loài động vật.

Chúc các bạn học và thi tốt!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *