Lịch Sử Lớp 8 Bài 24

Lịch Sử Lớp 8 Bài 24

Bài 24: Cuộc Kháng Chiến Từ Năm 1858 Đến Năm 1873

(trang 115 sgk Lịch Sử 8): Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?

Trả lời:

Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp cùng với các nước tư bản phương Tây chạy đua giành giật thị trường ở khu vực Đông và Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có một vị trí chiến lược đặc biệt, giàu tài nguyên, khoáng sản và nguồn nhân công rẻ mạt.

(trang 115 sgk Lịch Sử 8): Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?

Trả lời:

Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã chống trả quyết liệt, không cho quân Pháp tiến sâu vào nội địa. Vì vậy, sau 5 tháng tấn công Đà Nẵng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

(trang 115 sgk Lịch Sử 8): Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế?

Trả lời:

Triều đình Huế đã mắc sai lầm là không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu, vì vậy đã không tận dựng được thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công mà lại chủ trương cố thủ, bỏ lỡ cơ hội giữ độc lập.

(trang 116 sgk Lịch Sử 8): Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước 5-6-1862.

Trả lời:

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

– Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và bán đảo Côn Lôn.

– Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

– Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

– Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

– Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triểu đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.

(trang 117 sgk Lịch Sử 8): Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp như thế nào?

Trả lời:

– Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình để chống giặc.

– Khi Pháp đánh Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-phê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo (10-12-1861).

– Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch lao đao, khốn đốn.

(trang 119 sgk Lịch Sử 8): Dựa vào lược đồ (SGK, trang 118) em hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì.

Trả lời:

– Nhân dân nổ dậy khắp nơi, nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên…

– Với các lãnh tụ: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.

– Các nhà Nho dùng ngòi bút chống thực dân Pháp: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị…

(trang 119 sgk Lịch Sử 8): Hãy đọc một đoạn thơ của Nguyễn Đình Chiểu mà em thuộc nói về cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trả lời:

Chạy giặc

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây

Một bàn cờ thế phút sa tay

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay

Bến Nghé của tiêng tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuộm mầu mây

Hỏi trang dẹp loạn này đâu vắng?

Nỡ để dân đen mắc nạn này!

Bài 1 (trang 119 sgk Lịch sử 8): Thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào?

Lời giải:

– Vào ngày 1-9-1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.

– Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã đứng lên lập phòng tuyến anh dũng chống trả.

– Sau 5 tháng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

– Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.

– Ngày 24-2-1861, quân Pháp chiếm được Đồn Chí Hòa rồi đánh chiếm lần lượt các tỉnh miền Đông là Định Tường, Biên Hòa và thành Vĩnh Long.

– Ngày 5-6-1862, triều Đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Đinh, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn

Bài 2 (trang 119 sgk Lịch sử 8): Tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:

Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 – 1864).

Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

– Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau :

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,…

+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông…,

Bài 3 (trang 119 sgk Lịch sử 8): Dựa vào lược đồ (SGK, trang 118) nêu một số địa điểm diễn ra khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Kì.

Lời giải:

Nhiều trung tâm kháng chiến thành lập: Đồng Tháp Mười, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên…

Chúc các bạn học và thi thật tốt!

Xem thêm các lời giải lớp 8 tại Đây

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *