Bài 17: Châu Âu Giữa Hai Cuộc Chiến Tranh Thế Giới (1918 – 1939)
(trang 88 sgk Lịch Sử 8): – Qua bảng thống kê (SGK, trang 88) em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp ở ba nước Anh, Pháp, Đức?
Trả lời:
– Sự phát triển của hai ngành kinh tế chủ yếu (than, thép) ở châu Âu thời điểm năm 1929 tăng trưởng nhanh chóng.
– Giữa các nước sự phát triển cũng không đều nhau, Đức vươn lên phát triển nhanh chóng nhất.
(trang 89 sgk Lịch Sử 8): – Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức có những kết quả và hạn chế gì ?
Trả lời:
– Kết quả: lật đổ nền quân chue, vua Vin-hem II buộc phải thoái vị, thiết lập chế độ Cộng hòa tư sản. Trên cơ sở đó, tháng 11 – 1918, Đảng Cộng sản Đức thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của Cách mạng Đức.
– Hạn chế: cuộc cách mạng vẫn dừng lại ở tính chất dân chủ tư sản, vì cuối cùng mọi thành quả của cách mạng đều rơi vào tay giai cấp tư sản.
(trang 89 sgk Lịch Sử 8): – Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
– Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản là một yêu cầu khách quan và bức thiết của phong trào công nhân và cách mạng thế giới lúc này. Những tiền đề dẫn tới sự ra đời của Quốc tế Cộng sản là thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nhiều đảng Cộng sản.
– Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã có công lao to lớn trong việc thành lập Quốc tế Cộng sản.
– Ngày 2-3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản (gọi tắt là Quốc tế II) đã khai mạc ở Mat-xco-va. Đây là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
(trang 90 sgk Lịch Sử 8): – Qua sơ đồ (SGK, trang 90) em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929 -1931 ?
Trả lời:
– Anh: sản lượng thép sụt giảm.
– Liên Xô: sản xuất thép tăng trưởng nhanh.
(trang 90 sgk Lịch Sử 8): – Nêu tác động của khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức.
Trả lời:
Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức, để đối phó lại khoa học kĩ thuật và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền ở Đức quyết định đưa Đảng quốc xã lên nắm chính quyền => Ngày 4/1/1933. Hít – le lên làm thủ tướng và ngay sau đó biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh.
(trang 92 sgk Lịch Sử 8): – Vì sao nhân dân Pháp đánh bại được chủ nghĩa phát xít ở Pháp ?
Trả lời:
Để đẩy lùi và đánh bại chủ nghĩa phát xít, Đảng Cộng sản Pháp đã huy động kịp thời quần chúng xuống đường đấu tranh, thống nhất lực lượng, tập hợp các đảng phái, đoàn thể trong mặt trận chung. Đồng thời, Đảng Cộng sản Pháp cũng đề ra cương lĩnh phù hợp với đông đảo quần chúng nhân dân. Kết quả trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi.
Bài viết liên quan: