Các Nước Đông Nam Á Cuối Thế Kỉ XIX – Đầu Thế Kỉ XX
Câu Hỏi Thảo Luận
Câu hỏi trang 63: Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?
Trả lời:
– Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông.
– Đông Nam Á giàu tài nguyên => Là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
– Có nguồn nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
– Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đã suy yếu.
Câu hỏi trang 64: Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật?
Trả lời:
Chính sách cai trị hà khắc:
– Về kinh tế: Vơ vét tài nguyên, hạn chế sự phát triển kinh tế các nước thuộc địa.
– Về chính trị: Chia để trị.
– Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
Câu hỏi trang 65: Mĩ tiến hành xâm lược Phi-lip-pin như thế nào?
Trả lời:
Mượn cớ “giúp đỡ” nhân dân Phi-lip-pin chống Tây Ban Nha, Mĩ gây ra cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và sau đó thôn tính, cai trị Phi-lip-pin.
Câu hỏi trang 66: Nêu nhận xét của em về tình hình chung của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
– Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm), đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của thực dân phương Tây.
– Thực dân phương Tây thi hành chính sách cai trị hà khắc, ra sức khai thác, bóc lột thuộc địa.
– Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á diễn ra mạnh mẽ => Đều thất bại.
Câu Hỏi Và Bài Tập
Bài 1 trang 66: Dựa theo lược đồ, trình bày khát quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây.
Trả lời:
– Qua ba cuộc chiến tranh, Anh đã thôn tính được Miến Điện (Mi-an-ma). Từ năm 1885, Miến Điện trở thành thuộc địa của Anh và bị sáp nhập vào Ấn Độ.
– Cuối thế kỉ XIX Anh chiếm Mã Lai.
– Pháp chiếm Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào.
– Mĩ chiếm Phi-lip-pin từ tay thực dân Tây Ban Nha.
– Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a.
– Anh, Pháp chia nhau ảnh hưởng ở Xiêm.
Bài 2 trang 66: Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Tại sao những phong trào này đều thất bại?
Trả lời:
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ:
+ Ở In-đô-nê-xi-a: Phong trào đấu tranh của trí thức tư sản diễn ra mạnh mẽ. 5-1920 Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a được thành lập.
+ Ở Phi-líp-pin, Cách mạng 1896 – 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo thắng lợi, thành lập nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
+ Ở Cam-pu-chia, khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 – 1866), và khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 – 1867) gây cho Pháp nhiều khó khăn.
+ Ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ đến năm 1907 mới bị dập tắt gây cho Pháp nhiều khó khăn.
+ Ở Việt Nam, phong trào Cần vương (1885 – 1896) bùng nổ với nhiều cuộc khởi nghĩa lớn. Tiếp đó Phong trào nông dân Yên Thế (1884 -1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp…
– Nguyên nhân thất bại:
+ Các cuộc đấu tranh nổ ra lẻ tẻ, chưa có sự liên kết.
+ Thiếu tổ chức lãnh đạo, chưa có đường lối chính trị đúng đắn.
+ Chính quyền phong kiến nhiều nước không kiên quyết đánh giặc đến cùng.
+ Thế lực đế quốc mạnh.
Bài 3 trang 66( giải lịch sử 8 bài 11): Lập niên biểu về cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
Tên nước | Tên cuộc đấu tranh | Thời gian | Kết quả |
In-đô-nê-xi-a | Đấu tranh của tri thức tư sản tiến bộ | Cuối TK XIX-đầu TK XX | Nhiều tổ chức công đoàn được thành lập.
-5-1920, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a được thành lập. |
Phi-lip-pin | Cách mạng bùng nổ | 1896-1898 | Nước Cộng hòa Phi-líp-pin ra đời |
Cam-pu-chia | Khởi nghĩa của A-cha-Xoa ở Ta-keo | 1863-1866 | Gây cho Pháp nhiều tổn thất. |
Khởi nghĩa của Pu-côm-bô ở Cra-chê | 1866-1867 | Gây cho Pháp nhiều tổn thất. | |
Lào | Đấu tranh vũ trang ở Xa-va-na-khét | 1901 | Thất bại |
KN ở cao nguyên Bô-lô-ven | 1901-1907 | Gây cho Pháp nhiều tổn thất, bước đầu thành lập liên minh chống Pháp | |
Miến Điện | Kháng chiến chống Anh | 1885 | Thất bại |
Việt Nam | Phong trào Cần Vương | 1885-1896 | Thất bại |
Khởi nghĩa Yên Thế | 1896-1913 | Thất bại |
Bài viết liên quan: