Lịch Sử 8 Bài 7 – Hướng Dẫn Giải Chi Tiết

Lịch Sử 8 Bài 7

Phong Trào Công Nhân Quốc Tế Cuối Thế Kỉ XIX – Đầu Thế Kỉ XX

Câu Hỏi Thảo Luận

Câu hỏi trang 47: Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX?

Trả lời:

– Ở Anh, năm 1899 công nhân khuân vác Luân Đôn đâu tranh, buộc giới chủ phải tăng lương.

– Ở Pháp, năm 1893 công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội.

– Ở Mĩ, ngày 1-5-1886 có hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô.

– Nhiều tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời: Đảng xã hội dân chủ Đức, Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giải phóng lao động Nga (1883).

Câu hỏi trang 48: Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai. Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã?

Trả lời:

– Hoàn cảnh ra đời:

+ Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân, đặc biệt là sự ra đời của tổ chức công nhân ở nhiều nước, đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

+ Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

– Nguyên nhân Quốc tế thứ hai tan rã:

+ Nội bộ Quốc tế thứ hai phân hóa.

+ Do sự xâm nhập của chủ nghĩa cơ hội, Quốc tế thứ hai đã từ bỏ lập trường vô sản, ủng hộ chính phủ tư sản.

Câu hỏi trang 49: Tìm hiểu và trình bày những nét chính về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Lê-nin. (Giải Lịch Sử 8 Bài 7)

Trả lời:

– V.I.Lê-nin (1870 – 1924) sinh ngày 22-4-1870 trong một gia đình nhà giáo tiến bộ. Ngay từ thời sinh viên, Lê-nin đã tham gia phong trào cách mạng chống Nga hoàng.

– Năm 1893, ông đến thủ đô Pê-tec-bua và trở thành người lãnh đạo nhóm Mác xít ở đây.

– Sau khi bị bắt và bị đi đày ở Xi-bia, Lê-nin sống ở nước ngoài một thời gian, đến năm 1903 thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga với Cương lĩnh cách mạng.

Câu hỏi trang 49: Những điểm nào chứng tỏ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới?

Trả lời:

– Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga chủ trương tiến hành các mạng xã hội chủ nghĩa,đánh đổ chế độ tư sản thành lập chuyên chính vô sản.

– Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân.

– Đảng dựa vào quần chúng và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng.

Câu hỏi trang 50: Trình bày nguyên nhân và diễn biến của Cách mạng Nga 1905 – 1907.

Trả lời:

* Nguyên nhân:

– Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

– Chế độ Nga hoàng thối nát đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh Nga – Nhật.

=> Nhân dân chán ghét chế độ Nga hoàng.

* Diễn biến:

– Từ cuối 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra.

– Lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 – 1907.

+ Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua đưa bản yêu cầu sách lên nhà vua nhưng bị đàn áp đẫm máu.

+ Tháng 5-1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh phá dinh cơ địa chủ phong kiến đã thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo.

+ Tháng 6-1905, thủy thủ chiến hạn Pô-tem-kin khởi nghĩa.

– Tháng 12-1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va nhưng thất bại.

Câu Hỏi Và Bài Tập

Bài 1 trang 50: Nêu một số sự kiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

– Ở Anh, năm 1899 công nhân khuân vác Luân Đôn đâu tranh, buộc giới chủ phải tăng lương.

– Ở Pháp, năm 1893 công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội.

– Ở Mĩ, ngày 1-5-1886 có hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô.

– Nhiều tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời: Đảng xã hội dân chủ Đức, Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giải phóng lao động Nga (1883).

Bài 2 trang 50: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Nga 1905 – 1907.

Trả lời:

– Đối với nước Nga:

+ Cách mạng 1905-1907, đã giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản.

+ Làm suy yếu chế độ Nga hoàng.

+ Là bước chuẩn bị cho cách mạng tháng Mười năm 1917.

– Đối với thế giới: Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *