Kỹ Năng Thuyết Trình Là Gì? Các Rèn Luyện Kỹ Năng Thuyết Trình Hiệu Quả

kỹ năng thuyết trình

Trong hầu hết các nghành nghề và công việc hiện nay, kỹ năng thuyết trình là một yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng hoặc giao tiếp tốt trong môi trường công sở.

KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Trong bài viết này, lời giải hay sẽ hướng dẫn bạn cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình cũng như những vấn đề cần tránh nếu như bạn muốn trở thành một người thuyết trình chuyên nghiệp.

kỹ năng thuyết trình

Kỹ Năng Thuyết Trình Là Gì?

Kỹ năng thuyết trình là khả năng truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả và hấp dẫn đến một nhóm người nghe. Người thuyết trình cần hướng tới mục tiêu giúp người nghe hiểu được những gì mình đang nói, giải quyết một vấn đề nào đó của họ, hay chỉ đơn giản là tiếp nhận một thông tin mới mẻ.

Tầm Quan Trọng Của Kỹ Năng Thuyết Trình

Thuyết trình có vai trò rất quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống. Đây là kỹ năng tạo ra nhiều thuận lợi và cơ hội thăng tiến cho những ai biết tận dụng nó. Và đó cũng là lý do tại sao tất cả mọi người cần phải rèn luyện kỹ năng thuyết trình.

  • Thuyết trình giỏi tạo ra cơ hội việc làm tốt
  • Khả năng thuyết trình giúp gia tăng hình ảnh cá nhân
  • Tạo nhiều mối quan hệ tốt đẹp khi thuyết trình tốt
  • Có thêm sự tự tin nhờ kỹ năng thuyết trình giỏi

Các Yếu Tố Làm Nên Một Buổi Thuyết Trình Hiệu Quả

các yếu tố làm cho bài thuyết trình hiệu quả

Một bài thuyết trình hiệu quả bao gồm các yếu tố sau: 

  1. Người thuyết trình có phong thái tự tin, tự nhiên, thoải mái
  2. Mở đầu và kết thúc tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý của người nghe
  3. Cấu trúc bài thuyết trình khoa học, mạch lạc, không lan man
  4. Giọng nói dễ nghe, rõ ràng, truyền cảm hứng
  5. Có sự tương tác với người nghe
  6. Phản hồi tích cực với thắc mắc của khán giả
  7. Cung cấp thông tin hữu ích
  8. Thời gian thuyết trình hợp lý

Không phải ai sinh ra cũng có sẵn kỹ năng thuyết trình, nhưng chúng ta có thể rèn luyện nó. Nếu bạn là một người giỏi giao tiếp hay năng động thì việc rèn luyện thuyết trình sẽ trở nên đơn giản hơn, ngược lại thì các bạn có thể áp dụng theo những bí quyết sẵn có để có thể xóa tan nỗi sợ mang tên ”thuyết trình”.

Xem thêm:

Bí Quyết Giúp Bạn Trau Dồi Kỹ Năng Thuyết Trình

1. Rèn luyện sự tự tin

Một trong những cách để nâng cao kỹ năng thuyết trình đó là tập trung rèn luyện phong thái tự tin. Với một phong thái tự tin thì bài thuyết trình hay cái nhìn đầu tiên sẽ gây ấn tượng rất tốt. Đầu tiên bạn phải thể hiện sự tự tin và tin tưởng vào những điều mình nói thì khán giả mới có thể đặt được sự tin tưởng vào nơi bạn.

Vì vậy, hãy tập cho mình một phong thái chững chạc, nở nụ cười tự tin và chú ý giao tiếp ánh mắt với tất cả người nghe ở phía dưới. Như vậy mới thu hút được họ và cảm giác trong bạn cũng mới được nâng cao

2. Hiểu về thính giả mà bạn sắp phải thuyết trình

Nếu đám đông ngồi phía dưới là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với bạn, hãy khiến họ trở thành những người thân thuộc để giảm bớt cảm giác xa cách, choáng ngợp.

Điều này không có nghĩa là bạn phải tìm gặp và làm quen với từng người một. Ý chính ở đây là hãy tìm hiểu về họ trước buổi thuyết trình để thấu hiểu họ. Bạn cần biết ai sẽ là người nghe mình nói đúng không nào? Vậy thì hãy tìm hiểu xem họ là ai, họ muốn nghe điều gì, và vấn để mà họ đang cần được giải quyết (nếu có).

Dù đến ngày thuyết trình bạn mới có thể gặp người nghe của mình, nhưng tìm hiểu trước về họ sẽ giúp bạn cảm thấy thân thuộc và dễ dàng tương tác với họ hơn

3. Chuẩn bị tài liệu và nội dung bài thuyết trình thật kỹ lưỡng 

chuẩn bị nội dung thật kỹ lưỡng

Việc bạn chuẩn bị bài thuyết trình thật kỹ lưỡng sẽ giúp bạn giảm thiểu 75% cảm giác run sợ khi đứng trước đám đông. Do đó, bạn nên đầu tư thời gian vào bài diễn thuyết của mình. Bạn hãy ghi âm những gì mình nói, sau đó nghe lại để xem bài thuyết trình của bạn còn phần nào chưa ổn, phần nào quan trọng cần thêm thông tin và phần nào cần lược bỏ bớt đi.

4. Cố gắng nói thật tự nhiên, đừng đọc từ kịch bản

Một trong những lỗi hay gặp nhất khi thuyết trình chính là nhìn vào giấy và đọc toàn bộ nội dung. Thay vì cầm cả một kịch bản hoàn chỉnh, hãy chỉ mang theo tấm giấy ghi chú đã ghi đầy đủ những ý chính. Việc nói chính xác từng từ một như trong kịch bản là không cần thiết, hãy nói như bạn đang chia sẻ một điều  gì đó rất thú vị.

5. Luyện tập trước buổi thuyết trình

Để buổi thuyết trình diễn ra suôn sẻ, thì việc luyện tập lại nhiều lần là điều không thể tránh khỏi. Điều này không chỉ giúp bạn nhớ những gì cần nói mà còn giúp bạn phát hiện được lỗi sai của mình.

6. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngoài việc chỉ nói đơn thuần, bạn có thể sử dụng cả ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ trong ánh mắt và khuôn mặt để thể hiện cảm xúc hiện tại. Cách thể hiện này sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn và làm cho mọi người hứng thú theo dõi bài hơn.

7. Có một chút hài hước, sẽ giúp bài thuyết trình hấp dẫn hơn

Nói đúng những gì cần nói cộng thêm với sự hài hước một cách thông minh sẽ là điểm cộng lớn cho bài thuyết trình của bạn đấy. Việc bạn khơi dậy được sự tò mò của người nghe qua câu chuyện của mình, họ sẽ muốn lắng nghe bạn nói tiếp.

8. Mở đầu và kết thúc thật ấn tượng

Đây là một điều cần lưu ý trong kỹ năng thuyết trình mà bạn cần lưu ý. Hãy lôi kéo sự chú ý của khán giả ngay từ những giây đầu tiên bằng một màn mở đầu thật thú vị. Bạn hoàn toàn có thể kể một câu chuyện, sử dụng âm thanh, hình ảnh, hoặc video để tạo hứng thú cho người nghe. Một con số ngoạn mục hay một câu trích dẫn nổi tiếng liên quan cũng là ý tưởng hay.

Tương tự như thế, phần kết thúc bài thuyết trình nên được trình bày một cách chuyên nghiệp và tạo dấu ấn, bạn có thể tóm tắt những nội dung chính của bài thuyết trình để người nghe tổng hợp và nhớ lâu hơn.

9. Lắng nghe góp ý của thính giả và cải thiện

Trong quá trình thuyết trình, đừng chỉ tập trung vào những gì mình nói mà hãy chú ý đến cảm xúc và phản ứng của khán giả, quan sát xem họ có thắc mắc hay bối rối với những điều mình vừa nói hay không. Nếu có hãy làm rõ vấn đề và điều chỉnh ngay những yếu tố đang làm ảnh hưởng như giọng nói, ngôn từ,…

sau khi thuyết trình xong, nếu có thể hãy thu thập góp ý từ người nghe. Tìm hiểu xem họ cảm thấy như thế nào về bài nói của bạn, lắng nghe và cải thiện những điểm hạn chế.

Đây là bước quan trọng để kỹ năng thuyết trình của bạn ngày một tiến bộ hơn.

10. Không nên kéo quá dài

Nếu bạn có 30 phút để trình bày, chỉ nên sử dụng 25 phút. Nếu bạn có một giờ, hãy sử dụng 50 phút. Luôn luôn tôn trọng thời gian của khán giả và kết thúc sớm. Tuy nhiên, điều đó buộc bạn phải trau dồi kỹ năng thuyết trình và chuẩn bị thật tốt bài thuyết trình nếu có bất kỳ điều gì bất ngờ xuất hiện. Kết thúc sớm và hỏi rằng khán giả có bất cứ câu hỏi nào hay không, hoặc mời họ gặp bạn sau buổi thuyết trình. Nhưng đừng bao giờ kéo dài quá lâu bởi vì tất cả những gì tốt đẹp mà bạn đã xây dựng có thể bị phá vỡ.

Có thể bạn quan tâm:

Những Điều Cần Tránh Gây Ấn Tượng Xấu Trong Buổi Thuyết Trình

những điều cần tránh trong buổi thuyết trình

  1. Ăn mặc luộm thuộm không đúng chủ đề
  2. Luôn cử động lắc lư, rung chân
  3. Thuyết trình như đọc từ văn bản mẫu viết sẵn
  4. Không chịu tiếp xúc ánh mắt với người nghe
  5. Đứng yên giống như pho tượng
  6. Lạm dụng quá nhiều vào slide trình chiếu
  7. Nói dông dài không đúng trọng tâm
  8. Không tạo được không khí sôi nổi phấn khích
  9. Kết thúc bài phát biểu một cách sơ sài nhạt nhẽo

Việc cải thiện kỹ năng thuyết trình của bạn sẽ không thể thực hiện trong một ngày một đêm, mà sẽ mất rất nhiều công sức và nỗ lực từ bạn. Tuy nhiên nếu bạn kiên trì và luyện tập hằng ngày thì việc trở thành một người thuyết trình chuyên nghiệp và được khán giả yêu thích không phải là một chuyện xa vời nữa.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay đóng góp gì về bài viết của chúng tôi, hãy để lại comment bên dưới nhé. Chúc bạn ngày mới vui vẻ và hạnh phúc!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *