Bài 57 Đa Dạng Sinh Học

Giải vbt Sinh 7 Bài 57, để giúp bạn học học và giải tốt Sinh Học lớp 7, lời giải hay giới thiệu tới bạn bộ lời giải Sinh 7 bài 57 bám sát chương trình sách giáo khoa, để học sinh dễ dàng tra cứu và ôn tập.

GIẢI VBT SINH 7 BÀI 57

Dưới đây là lời giải vbt Sinh 7 bài 57 được chúng tôi biên soạn đầy đủ nội dung, bám sát chương trình chương trình học trên lớp.

Bài 57: Đa Dạng Sinh Học

Câu hỏi thảo luận trang 187 Sinh 7 Bài 57

Đọc mục I, mục II, quan sát hình 57.1 và hình 57.2 điền nội dung thích hợp vào ô trống bảng sau:

Lời giải:

Bảng. Sự thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng

Môi trường đới lạnh Môi trường hoang mạc đới nóng
Những đặc điểm thích nghi Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi Những đặc điểm thích nghi Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi
Cấu tạo Bộ lông dày Giữa than nhiệt, giữ ấm Cấu tạo Chân dài Diện tích tiếp xúc với mặt đất nhỏ, cách nhiệt
Mỡ dưới da dày Tích lũy năng lượng, lớp bảo vệ cho các mạch máu dưới da Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày Cách nhiệt
Lông màu trắng (mùa đông) Ngụy trang Bưới mỡ lạc đà Dự trữ nước
Màu lông nhạt, giống màu cát Ngụy trang, tránh nhiệt
Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét Dự trữ và tiết kiệm năng lượng, tránh rét Tập tính Mỗi bước nhảy xa và cao Cách nhiệt, di chuyên nhanh và tiết kiệm năng lượng
Tập tính Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ Tích lũy năng lượng Di chuyển bằng cách quang thân Tránh tiếp xúc với mặt đất nóng
Hoạt động vào ban đêm Tránh nóng
Khả năng đi xa Tìm nguồn nước
Khả năng nhin khát Tránh mất nước
Chui rúc vào sâu trong cát Tránh nóng, giảm nhiệt, tránh ánh mặt trời trực tiếp

Bài 1 Sinh Học Lớp 7

Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng. Giải thích?

Lời giải:

Đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng:

Đới lạnh Đới nóng
Đặc điểm Ý nghĩa Đặc điểm Ý nghĩa
Bộ lông rậm và lớp mỡ dưới da dày Giữ nhiệt và chống rét Chân dài, cao, có móng rộng Giảm tiếp xúc với mặt đất nóng
Di cư tránh rét hoặc ngủ đông Tránh rét, tiết kiệm năng lượng Có cơ quan dự trữ nước Dự trữ nước
Hoạt động ban ngày Tranh thủ nhiệt lượng để kiếm ăn Màu lông nhạt và không bắt nắng Không bắt nắng và dễ lẩn trốn kẻ thù
Nhin khát giỏi, có khả năng đi xa Đi xa tìm nước
Hoạt động về đêm Giảm nóng
Chui rúc vào hang Chống nóng

Bài 2 Sinh Học Lớp 7

Khí hậu đới lạnh và hoang mạc đới nóng đã ảnh hưởng đến số lượng loài động vật như thế nào? Giải thích?

Lời giải:

Đới lạnh và hoang mạc đới nóng đều có khí hậu rất khắc nghiệt, rất ít các loài động vật có thể sống được trong những điều kiện này.

– Khí hậu môi trường hoang mạc đới nóng rất nóng và khô, các vực nước hiếm nằm rải rác và rất xa nhau, thực vật thấp nhỏ, xơ xác kém phong phú dẫn đến thiếu thưc ăn làm cho sự đa dạng của các loại ở môi trường này kém phát triển chỉ những loài có thích nghi rất đặc trưng mới có thể tồn tại.

Để thích nghi được với môi trường này, động vật thường có các đặc trưng về cấu tạo và tập tính như kích thước nhỏ, hoạt động chủ yếu vào ban đêm, ban ngày lẩn trốn trong hang cát, màu long nhạt không bắt nắng, có cơ quan dự trữ nước, nhin khát giỏi, có khả năng di chuyển xa để tìm nước.

Khí hậu đới lạnh nhiệt độ cực thấp, băng đóng quanh năm, thảm thực vật thưa thớt thấp lùn, mùa hạ ngắn dẫn đến nguồn thức ăn ít, chỉ có một số loài thích nghi bởi có các đặc điểm cấu tạo và tập tính thích nghi với điều kiện môi trường này.

Để thích nghi với điều kiện đới lạnh, các loài động vật thường có kích thước lớn, lớp mỡ và lông dày để hạn chế mất nhiệt và dự trữ năng lượng để chống rét, thường hoạt động ban ngày để tranh thủ lượng nhiệt ít ỏi của mặt trời, cơ thể thường có màu giống với màu tuyết để lẩn tránh kẻ thù, một số ngủ đông hoặc di cư để tránh rét.

Chúc các bạn học và thi tốt!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *